Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Mẹ ơi! hãy lắng nghe và thấu hiểu con nhé


Trẻ cần bố mẹ nhiều hơn những gì bố mẹ nghĩ...

Sự phát triển của con bạn trong những năm đầu đời thực sự đáng chú ý. Thật kinh ngạc biết bao khi con có thể thực sự hiểu và quan sát xung quanh mặc dù chúng phải hết sức cố gắng để đối đáp lại với bạn.


Nuôi nấng và thấu hiểu con là cả một quá trình không ngừng và phải luôn được nhận thức rõ, đặc biệt cần phải hiểu đúng ở từng giai đoạn nhất định. Trẻ cần ở bố mẹ nhiều hơn bố mẹ nghĩ rất nhiều. Chính vì thế, hiểu con là công cụ hữu hiệu nhất để cha mẹ nắm bắt được những khó khăn, từ đó giúp đỡ con vượt qua trở ngại trong mỗi giai đoạn phát triển. Cha mẹ hãy trở về cảm giác của một đứa trẻ để hiểu và làm bạn cùng con, biến gia đình trở thành một môi trường an toàn. Tổng thống Mỹ - Harry Truman từng nói: “Cách tốt nhất để bảo ban bọn trẻ là hãy tìm hiểu điều chúng muốn và khuyên chúng làm điều đó”. Việc này có nghĩa, cha mẹ phải hiểu rõ mong muốn và sở thích của trẻ.

Chúng ta hãy xem một số giai đoạn hấp dẫn và quan trọng trong quá trình phát triển của chúng.

  •  0 – 4 tuần


-Có thể phân biệt được mùi của sữa mẹ.

-Chưa thể tập trung tầm nhìn, do vậy mọi vật xuất hiện lờ mờ trừ khi nó ở cách chúng trong khoảng 8 – 10 inch. (1 inch = 2,54cm).

-Có thể nhận biết và phân biệt âm thanh và giọng nói khác nhau bao gồm cả sự khác biệt về âm thanh của nam và nữ, nhưng không thể xác định tiếng ồn phát ra từ đâu.

-Xúc giác rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh để học hỏi về thế giới mới lạ xung quanh chúng, tuy nhiên vài tháng đầu, chúng sẽ chỉ tìm kiếm sự thoải mái có từ trong môi trường nước ấm áp trong bụng mẹ. Sự ấm áp mềm mại của tấm chăn, những cái ôm ấp, những nụ hôn giúp dỗ dành em bé của bạn và làm cho bé dễ chịu với sự thay đổi trạng thái này, nhờ vậy chúng có thể thích nghi dần theo thời gian. Đây là lúc em bé phát triển mối liên hệ yêu thương với bố mẹ, những người dỗ dành âu yếm chúng.

  •  1 – 2 tháng

-Bắt đầu tạo âm thanh nguyên âm.

-Bắt đầu nhìn theo đồ vật qua tới 90°.

-Bắt đầu mỉm cười.

-Có thể nâng đầu lên trong giây lát.
  •  2 – 3 tháng

-Bắt đầu nhận diện đường nét của các bề mặt (mà em bé thấy có sự hấp dẫn).

-Nhìn theo đồ vật qua tới 180o (em bé sẽ thích thú với những đồ
chơi di động treo trên cũi).

-Hai bàn tay mở ra, có thể bắt đầu với tới các đồ vật.

-Đầu có thể nâng lên 45o (khi lẫy).

-Bắt đầu đá chân.

  •  3 – 4 tháng

-Bắt đầu nắm lấy đồ vật. Ở giai đoạn này bé bắt đầu nhận biết bàn tay của mình và mắt bắt đầu hướng tới đó, đây là sự bắt đầu phối hợp tay-mắt.

-Có thể bắt đầu bập bẹ và bé có thể cười cùng với gây ồn ào. Học nói dựa vào khả năng nghe của chúng. Bạn nói chuyện trực diện với bé càng nhiều thì bé càng dễ biết nói.

-Tới 4 tháng, các bé sẽ nâng được đầu lên tới 90°.
Bắt đầu nhận biết màu sắc. Bé sẽ thích thú với các đồ chơi và giấy dán tường mầu sắc, hơn nữa chúng còn nhận biết sự tương phản về màu sắc ví dụ vàng với đen rõ rệt hơn da cam với đỏ. Ở giai đoạn này, hãy dành thời gian xem những quyển sách nhiều màu sắc với chúng.

  •  4 – 5 tháng

-Răng có thể bắt đầu mọc từ tháng này.

-Ngay khi nắm được các đồ vật, chúng sẽ bắt đầu đưa vào miệng của chúng để khám phá.

-Chúng sẽ bắt đầu trải nghiệm với nguyên nhân và hệ quả.
Tay được sử dụng để mang đồ chơi lại gần hơn. Sự cố định tay-mắt sẽ ngừng lại.

-Đầu giữ vững được trong thời gian lâu hơn.

-Bắt đầu tập cảm nhận xúc giác. Hãy để chúng chơi với nhiều bề mặt khác nhau (thô ráp, mềm mại, sờn, mượt, v.v…). Đừng quên là chúng vẫn rất thích sự chăm sóc dịu dàng của bố mẹ để cảm thấy an toàn và được yêu thương.

  •  5 – 6 tháng

-Có thể nghe âm thanh nhỏ từ khoảng cách một cánh tay.

-Tiếng bập bẹ sẽ nhiều lên và thay đổi, tạo được âm thanh hai âm tiết.

-Sẽ hiểu được cảm xúc bằng âm độ của giọng nói, cũng như là nhận biết được giọng nói và khi người ta không nói bằng tiếng bản ngữ của họ.

-Có thế ngồi có trợ giúp, có thể lật từ nằm sấp sang nằm ngửa.Tầm nhìn được mở rộng để nhìn khắp phòng. Hãy cho bé ra ngoài và đi dạo trong xe đẩy để có một môi trường mới, tiếp xúc với nhiều cái nhìn mới lạ. Giúp bé chú ý tới mọi vật. Nếu bé để mắt tới vật gì, hãy để bé quẩn quanh đó và quan sát. Hãy nhớ rằng tầm nhìn của bé còn ngắn, vì vậy khi có thể hãy đưa các đồ vật vào gần hơn để bé có thể nhìn thấy. Trong hầu hết năm đầu, bé chỉ có thể nhìn một vật ở một thời điểm, vì vậy không cần làm bé quá tải; mỗi lần một đồ vật là đủ.

-Đến 6 tháng tuổi, trẻ có thể cảm nhận cảm xúc của bạn qua âm điệu giọng nói của bạn và thậm chí có thể xác định được khi ai đó nhấn mạnh.

  •  6 – 7 tháng

-Sẽ quay đầu về hướng của tiếng nói và âm thanh.

-Bắt đầu tự ăn bằng ngón tay nhỏ.

-Chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia. Có thể vươn tới và cầm nắm lấy đồ vật.

-Sẽ hưởng ứng trò chơi ú òa (Tại sao lại như vậy? Ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa nắm được khái niệm về một vật thể cố định tức là biết sự tồn tại của vật ấy, ngay cả khi không nhìn thấy nó.
Vì vậy thật thú vị khi khuôn mặt của một người lại đột nhiên xuất hiện. Trò chơi này sẽ khuyến khích sự nhận biết của trẻ.

-Độ sắc nét của thị lực tăng lên, trẻ có thể nhìn rõ nét mặt hơn và phát triển sự nhận biết khuôn mặt. Đây cũng là lúc trẻ phát triển tính e thẹn với người lạ; chúng thích những khuôn mặt quen thuộc xung quanh chúng.

  •  7 – 8 tháng

-Sẽ bắt đầu nhai đồ vật.

-Có thể lăn tròn một vòng xung quanh.

-Tự ngồi vững.

-Nỗi lo sự chia tách khỏi bố mẹ có thể bắt đầu. Sợ nhìn hoặc nghe về phía người lạ.

-Sẽ đáp lại khi được gọi tên của bé. Cho tới tận lúc này, khi mọi người nói, tất cả chúng có thể nghe được là giọng nói khác nhau. Nhưng sau 7 tháng, chúng sẽ bắt đầu xác định được những từ khác nhau được nói.

  •  8 – 9 tháng

-Tìm những cái cần để khám phá; bắt đầu bò trườn.

-Có thể ngồi dậy từ tư thế nằm không cần trợ giúp.

-Có thể thử sự hấp dẫn bằng việc thả đồ chơi từ ghế cao.
Có thể hét to để gây sự chú ý, học xác định vị trí là một cách giao tiếp.

-Phát triển kỹ năng cầm nắm tinh vi (bằng ngón cái và ngón trỏ) để nhặt những đồ vật nhỏ. Có thể cho thấy sự thú vị với việc chộp lấy thìa ăn.

-Đến 9 tháng tuổi, trẻ hiểu được chủ thể cố định và không thấy trò ú – òa là thú vị nữa.

  •  9 – 10 tháng

-Hiểu được sự tồn tại cố định của vật thể (Trò chơi ú òa không còn hấp dẫn giống như trước nữa).

-Có thể đứng, bám vào một ai hoặc một cái gì đó.

-Bập bẹ có giai điệu, có thể bắt đầu nói những từ trẻ con.

-Sẽ thả rơi đồ chơi và sau đó nhìn quanh để tìm xem chúng rơi vào đâu. Thậm chí bé sẽ dõi theo đồ chơi bị thả rơi và tò mò xem cái gì sẽ xẩy ra với chúng ngay.

  •  10 – 11 tháng

-Phát triển điệu bộ, cử chỉ; bắt đầu biết vỗ tay, có thể vẫy chào tạm biệt.

-Những từ như “ma-ma” và “da-da” sẽ được chỉ đúng bố mẹ.

-Sẽ nghe và hiểu một số từ. Sở thích của bé là “không”. Bé bắt đầu hiểu được khái niệm về tên theo đồ vật. Sẽ thúc đẩy khả năng này khi ai đó chỉ vào một đồ vật và nói cho bé đó là gì. Bé nhanh chóng nhận biết tên đồ vật mà bé quan tâm nhất. Những tên này thường lẫn lộn trong lời nói lắp bắp của trẻ và theo âm người ta nói ra với chúng.

  • 11 – 12 tháng

-Hiểu được sự khác nhau giữa từ “có” và “không” cũng như nghĩa của các cụm từ ngắn.

-Có thể bò trườn hoặc trốn xung quanh rất tốt.

-Có thể đứng trên đôi chân của mình trong vài giây, trước khi ngã phịch xuống. Có thể đi bộ với sự trợ giúp, nhưng có thể chưa đủ mạnh về trương lực cơ để đi trên đôi chân của bé.
Có thể nhẩy và múa theo nhịp. Âm nhạc là cách tốt nhất để xây dựng khả năng phối hợp, vận động, kiểm soát và thời gian. Hơn nữa đó cũng là điều mà bé thực.

  •  12 – 18 tháng

-Nhu cầu khám phá của bé biểu hiện một cách rõ rệt. Bé có một mong muốn mạnh mẽ hơn để đứng và cố gắng bước đi.

-Hầu hết các em bé bắt đầu biết đi lúc khoảng 14-15 tháng. Nhưng nhiều trường hợp có thể lâu hơn một chút và không biết đi cho tới tận lúc 16-17 tháng.

-Vốn từ tăng thêm một chút.
Bé cùng hợp tác như giang tay và nhấc chân khi mặc váy, có thể cầm thìa và bắt đầu tự ăn. Có thể cầm một cái bút chì và bắt đầu viết nguệch ngoạc.

-Có thể nhận ra mình trong gương. Thích thú nhận diện các đồ vật mà bé biết.

  •  18 – 24 tháng

-Đi bộ trở thành cách di chuyển chính. Cho đến cuối năm thứ hai, bé sẽ biết nhảy và chạy.

-Vốn từ được mở rộng đến khoảng 50 từ và đến lúc 24 tháng tuổi bé có thể nói cụm 2-3 từ cùng lúc. Bé có thể hiểu được trên 200 từ và làm theo các chỉ dẫn đơn giản.

-Đến 24 tháng, trẻ xác định được âm thanh ở tất cả các phía và thị lực phát triển toàn diện 20/20.

-Đến 24 tháng tuổi, vốn từ của trẻ là khoảng 50 từ nhưng có thể hiểu được trên 200 từ và làm theo những chỉ dẫn đơn giản.

Các mốc quan trọng không chỉ được sử dụng để xác định quá trình phát triển mà còn có thể được sử dụng để xác định các vấn đề của quá trình này. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng và sợ hãi quá mức khi con họ mất nhiều thời gian hơn để làm chủ một kỹ năng.

Điều quan trọng phải nhớ là mỗi đứa trẻ mỗi khác và việc đạt được các mốc quan trọng có thể khác nhau khoảng vài tháng. Một số trẻ bản thân chúng phát triển chậm hơn một cách tự nhiên và nhiều cháu khác còn được biết là bỏ qua tất cả các mốc phát triển. Chẳng có gì bất thường khi có những đứa trẻ chẳng bao giờ bò trườn, rồi bỗng nhiên một ngày chúng bắt đầu biết đi. Kéo dài thêm một hoặc hai tháng để đạt được mốc phát triển là không đáng kể và không cần phải ngăn chúng tiếp tục phát triển hoàn thiện bình thường.

Ví dụ, liệu bạn có thể phân biệt được sự phát triển khác biệt giữa hai đứa trẻ bốn tuổi, được sinh ra cách nhau 2 tháng? Thời điểm đạt mốc phát triển không phải là yếu tố chủ chốt, mà quan trọng hơn là sự tiến bộ và khao khát học hỏi và khám phá. Tất nhiên là chúng nên được khuyến khích động viên, nhưng không nên bị tạo áp lực.

Khi bé cảm thấy cần tóm lấy, ném đi, đi hoặc nói, bé sẽ thể hiện ra. Nếu bạn thấy sự khao khát học hỏi của con bạn không có tiến triển gì hoặc bé có biểu hiện tụt hậu đáng kể, bạn nên thảo luận những mối lo lắng của bạn với bác sĩ của mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ cha mẹ cần lưu ý

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ hiện nay đang là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ . Bệnh gây tổn thương da dẫn tớ nhiễm trùng đặc biệt nếu kh...

Người theo dõi

Tags