Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

22:29

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ cha mẹ cần lưu ý

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ hiện nay đang là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ . Bệnh gây tổn thương da dẫn tớ nhiễm trùng đặc biệt nếu không phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ gây nên những hậu quả khó lường .

Một thống kê mới nhất của ngành da liễu thế giới về tình trạng mắc bệnh hiện nay có tới 60% trẻ bị viêm da cơ địa những năm tháng đầu đời , 30% gặp ở năm năm đầu và chỉ có 10% ở giai đoạn từ 6-20 tuổi . Đa phần là phát hiện ở 2 tháng đầu, có tới 70% trẻ khỏi khi lớn lên trong đó số còn lại thì mắc kéo dài dai dẳng .

1.Triệu chứng , biểu hiện bệnh viêm va cơ địa

Bệnh biểu hiện bệnh cấp tính là khi đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Bệnh nhân bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.
Nếu bệnh đã vào giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.



Triệu chứng điển hình của bệnh đó là khô da, ban đỏ- ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa - gãi - ban đỏ -ngứa... Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi, bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông…có thể gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa. bệnh thường hay gặp ở các vị trí như  mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu bàn tay, mu bàn chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cho rằng khoảng 50% người bệnh sẽ khỏi hẳn khi bước vào giai đoạn tuổi thiếu niên, cũng có người bệnh dai dẳng đến tận tuổi trưởng thành, kéo theo các bệnh hen hoặc các bệnh dị ứng khác. Khi mắc bệnh viêm da cơ địa người bệnh tránh chà xát, không gãi, nên đến bệnh viện để được thăm khám và kê đơn, không nên tự ý sử dụng thuốc gia truyền, thuốc truyền miệng để bôi, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Tùy theo từng lứa tuổi có những biểu hiện khác nhau nhưng chủ yếu là 2 giai đoạn dưới đây :

Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh ( khoảng thời gian dưới 2 tuổi )

Thường bệnh sẽ phát tác sau 3 tuần sau sinh với nhiều triệu chứng như ngứa , xuất hiện các mụn nước đỏ dễ vở , xuất huyết đóng vảy có thể bội nhiễm và nổi hạch cận sung to . Vị trí dễ gặp nhất là ở 2 má hoặc có thể ở da đầu , trán , cổ , thân mình hoặc dưới các chi . Khi mà trẻ biết bò có thể xuất hiện những vết thương ở nơi đầu gối .

Bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lến được 4-18 tháng tuổi

•Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em trên 2 tuổi

Ở giai đoạn này thì viêm da cơ địa nhũ nhi chuyển sang , hầu hết các thương tổn gặp phải là những vết sần đỏ , da trở nên dày hơn bởi lớp sừng , mụn nước lan tỏa theo cấp tính kèm theo những nhiễm khuẩn thứ phát . Một vị trí hay gặp nhất là ở khóe , nếp gập khủy tay , mi mắt , ở cổ , cẳng tay …Trẻ thường có biểu hiện suy dinh dưỡng và thường bị tổn thương khoảng 50% diện tích da. Có 50% trẻ sẽ có thể tự khỏi bệnh .

2.Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

 Bệnh không phân biệt nam nữ và có yếu tố di truyền rất cao. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh viêm da cơ địa thì 60% con của họ khi sinh ra cũng có thể mắc căn bệnh này. Còn nếu như cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt  cộng với môi trường ô nhiễm khói bụi rồi các bụi lên da cũng có thể khiến trẻ bị viêm da, trẻ mắc bệnh liên quan tới tụ cầu trùng Staphylococus aureus. Hoặc trong cơ địa của trẻ có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Hoặc do một số loại thức ăn có thể gây dị ứng như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ…


Bệnh thường bùng phát vào mùa thu đông và giảm nhẹ vào mùa hè, vì mùa đông trời lạnh trẻ hay được cha mẹ mặc ấm bằng đồ len, dạ, hay quần áo len dạ của cha mẹ, thảm lót sàn, chăn đệm… cũng có thể khiến bệnh của trẻ tăng nặng hơn.

Cụ thể hơn:

•Yếu tố di truyền

 Do trong gia đình , dòng họ có người bị bệnh hoặc có tiền sử mắc các bệnh như hen, viêm mũi xoang, dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mề đay. Có tới 60% người bị viêm da cơ địa sẽ có con mắc bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80 con bị bệnh.

•Yếu tố khiến bệnh khởi phát và nặng hơn

- Trẻ có thể bị dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà...Khi không ăn những thức ăn gây dị ứng bệnh của trẻ sẽ giảm đi rõ rệt.
- Bệnh hay tái phát và rất nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, tiêm chủng, thay đổi khí hậu hay môi trường sống.
- Bệnh thường trở nên cấp tính những khi trẻ tiếp xúc với lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ...

3.Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Khi người bệnh được chẩn đoán là viêm da cơ địa nên sử dụng đồng thời sử dụng cả thuốc uống lẫn thuốc bôi. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. Cha mẹ không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.

Đây là một bệnh có thể do ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền nhưng cũng có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố từ môi trường tác động nên .

Để điều trị bệnh viêm da cơ địa cho trẻ, các bậc cha mẹ cần cẩn trọng trong việc dùng thuốc, hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp cho trẻ. Một số thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em được sử dụng như sau:

-Kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa:

Có nhiều loại kem, thuốc dưỡng ẩm như sữa làm dịu da emollients (bôi, tắm toàn thân) 1-2 lần/ngày. Hoặc thuốc bôi dạng nước eosin 2%. Ngoài ra, còn có những loại kem dưỡng da khác như cetaphil, vaseline, atopalm...tùy từng đặc điểm của viêm da cơ địa mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kem an toàn cho trẻ.


Lưu ý: Nên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ hàng ngày để da luôn mềm mại, giảm bớt tình trạng viêm da và ngứa.

-Thuốc mỡ steroid kết hợp kháng sinh

Có tác dụng chống viêm, hỗ trợ rối loạn da, bớt ngứa, bớt đau...Hàm lượng thuốc được sử dụng với hàm lượng nhỏ nhất và thường được sử dụng trong khoảng 1-2 tuần, không sử dụng lâu dài do những tác dụng phụ nguy hiểm. Sau đó duy trì bôi thuốc mỡ tacrolimus và dưỡng ẩm thời gian dài để phòng bệnh tái phát.

Kháng sinh trong thành phần của thuốc để chống nhiễm vi khuẩn tụ cầu trong trường hợp bội nhiễm ở dạng bôi hoặc uống. Đối với thuốc bôi chỉ bôi lớp mỏng, vừa đủ để thuốc thấm hết ở phần da bệnh.
Lưu ý: Thuốc được sản xuất với nhiều làm lượng khác nhau, với trẻ em chỉ bôi thuốc hàm lượng thấp. Các bậc cha mẹ cần tuân thủ dùng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ.

-Thuốc kháng histamin chống ngứa, chống dị ứng

Một số tên thuốc như promethazin hydroclorid, clorpheniramin maleat, loratadin... nên chọn dạng bào chế dạng siro để trẻ dễ uống.

Lưu ý: Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em còn được điều chỉnh theo lứa tuổi, do đó có cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh vì thế, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc.

4.Phòng tránh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Theo chuyên trang sức khỏe dành cho trẻ KidsHealth (Mỹ), viêm da cơ địa là một bệnh có yếu tố di truyền nên khó tránh khỏi việc bệnh có thể khởi phát lúc nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát được các tác nhân kích hoạt để ngăn ngừa bệnh bằng cách tránh các nguyên nhân có thể gây bệnh như đã kể trên. Vì thế, các bậc phụ huynh nên lưu ý để trẻ tránh những yếu tố dưới đây:

•Phấn hoa

•Bụi bặm

•Lông động vật

•Không khí ít độ ẩm

•Xà phòng nhiều chất tẩy rửa

•Các loại vải như len, dạ, dệt thô

•Một số sản phẩm chăm sóc da, nước hoa (đặc biệt là nước có chứa cồn).

•Khói thuốc lá

•Một số thực phẩm (tùy từng cơ địa từng người, vì thế cần theo dõi để loại trừ) như: trứng, sữa, các loại hạt.

•Không lạm dụng điều hòa.

•Khi mắc bệnh người bệnh cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa thay quần áo hàng ngày, tránh việc bụi bẩn làm bệnh nặng hơn. Nên ăn mặc thoáng mát khi mùa hè, nóng ẩm, tránh việc mặc nhiều quần áo ra nhiều mồ hôi gây nhiễm trùng, nếu là mùa đông thì không nên mặc các loại áo len lông ở bên trong tiếp xúc với da, vì các chất liệu này dễ gây dị ứng cho da.

•Tránh làm trầy xước da khi đang bị viêm da cơ địa, bên cạnh đó nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm, kem steroid tại chỗ, hoặc các loại thuốc khác do bác sĩ kê toa.

•Giữ móng tay cắt ngắn, đeo găng tay trong khi ngủ vào ban đêm, giữ ẩm da bằng kem bôi. Sử dụng thuốc mỡ, các loại kem, hoặc thuốc nước 2 – 3 lần trong ngày.

•Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây phản ứng dị ứng, chất kích thích như len, dạ, không nên sử dụng xà phòng, hoặc chất tẩy rửa mạnh, cũng như hóa chất và dung môi.

•Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột, gây đổ mồ hôi, không nên sự dụng các loại mỹ phẩm sữa tắm khi đang bị bệnh viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa ở trẻ em gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng chỉ cần phụ huynh cẩn trọng trong việc chăm sóc và theo chỉ định của bác sĩ có thể kiểm soát được bệnh.

Tổng hợp





Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

22:39

Nàng công chúa ngủ trong rừng



Với nhân vật chính là một nàng công chúa xinh đẹp say mê ngủ, và một hoàng tử đẹp trai, các phiên bản sớm nhất được biết đến của câu chuyện này là Perceforest, sáng tác giữa năm 1330 và 1344 và lần đầu tiên được in vào năm 1528.
Trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều nàng công chúa ngủ trong rừng với những tên gọi khác nhau như công chúa Hồng Hoa (theo bản của anh em Grimm), công chúa Talia theo phiên bản của Basile hay công chúa Zellandine trong một câu truyện khác từ thời Trung Cổ.

Ngày hôm nay, nàng công chúa ngủ trong rừng mà các bé được gặp sẽ là công chúa Hồng Hoa theo truyện cổ tích Grimm vốn gần gũi và thân quen nhất với thiếu nhi Việt Nam và thế giới. Mời các bé cùng lắng nghe nội dung câu chuyện nhé.
--------
Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc xa xôi nọ có một đức vua và hoàng hậu sống với nhau rất hạnh phúc. Tuy thế, mãi mà họ vẫn chưa có con. Ngày nào hai người cũng thầm mong ước: “Ước gì chúng ta sinh được một đưa con nhỉ!”

Một hôm, khi hoàng hậu đang tắm thì bỗng từ đâu một con ếch nhảy tới bên và nói với bà: “Điều nhà vua và hoàng hậu mong ước bấy lâu sắp trở thành sự thực. Năm nay bà sẽ hạ sinh một cô con gái kháu khỉnh”.

Quả nhiên đúng như lời ếch đã tiên tri, hoàng hậu của chúng ta hạ sinh một cô công chúa bé nhỏ xinh đẹp tuyệt trần. Nhà vua vô cùng sung sướng nên đã mở hội ăn mừng trên toàn vương quốc. Ông cho mời tất cả họ hàng thân thuộc cùng các bà mụ đến để họ có thể chúc phúc và tận tâm săn sóc, thương yêu công chúa bé nhỏ.

Trong vương quốc bấy giờ có tất thảy mười ba bà mụ. Nhưng nhà vua của chúng ta lại đãng trí chỉ gửi thiệp mời tới mười hai bà thôi.



Lễ hội chúc phúc cho công chúa diễn ra rất linh đình và vui tươi. Mười hai bà mụ đến bên nôi ngắm nhìn và niệm chú chúc mừng công chúa: Bà đầu tiên chúc nàng đức hạnh, bà thứ hai ban cho nàng sắc đẹp, bà thứ ba chúc công chúa có được sự giàu sang … Lần lượt các bà mụ chúc phúc cho nàng những điều tốt đẹp nhất mà bất cứ ai trên trần gian cũng phải mơ ước.


Khi bà thứ mười một vừa dứt lời chúc tụng thì bỗng bà mụ thứ mười ba xuất hiện. Vì cảm thấy tổn thương khi không được đức vua mời tới dự tiệc, bà ta muốn trả thù. Bà ta hầm hầm lao tới bên nôi công chúa bé nhỏ rồi hét lên một lời nguyền độc địa:

– Khi vừa tròn mười lăm tuổi con bé này sẽ bị chết bởi mũi quay sợi đâm vào tay!


Nguyền rủa xong bà ta bỏ đi trước ánh mắt kinh ngạc và sợ hãi của mọi người. Lúc này bà mụ thứ mười hai bước ra, bà vẫn chưa gửi lời chúc tới công chúa. Tuy không thể giải được lời nguyền độc địa kia nhưng bà có thể làm giảm nhẹ nó. Bà nói:

– Công chúa xinh đẹp của chúng ta sẽ không chết, nàng chỉ ngủ một giấc dài trăm năm.

Năm tháng trôi qua, tất cả những lời chúc của các bà mụ giờ đã trở thành sự thực: công chúa xinh đẹp, thông minh, nhu mì, đoan trang khiến ai gặp cũng phải yêu quý nàng. Còn vua cha do quá ám ảnh bởi lười nguyền nên đã ra lệnh cấm kéo sợi trong cả nước.



Nhưng chuyện rồi cũng xảy ra đúng vào ngày công chúa tròn mười lăm tuổi trăng rằm. Hôm ấy, công chúa đang dạo chơi lang thang khắp cung điện, nàng còn tạt vào xem tất cả các phòng ốc. Đi mãi, cuối cùng nàng bắt gặp một chiếc cầu thang, nàng tò mò trèo lên từng bậc thang xoáy trôn ốc chật hẹp và nhìn thấy một chiếc cửa nhỏ. Nàng mở cửa. Trong căn buồng cũ kỹ có một bà già đang ngồi chăm chú kéo sợi. Nàng lễ phép hỏi:
– Cháu xin chào bà, cho cháu hỏi bà đang làm gì đấy ạ?

Bà lão đáp lời mà đầu không ngẩng lên:

– Bà đang kéo sợi.

– Thế cái gì nhảy nhanh như cắt thế kia hở bà?



Vừa mới sờ vào xa kéo sợi thì công chúa tội nghiệp bị mũi quay đâm vào tay. Nàng ngã xuống chiếc giường ở cạnh đó và thiếp đi. Lời nguyền của bà mụ thứ mười ba hiệu nghiệm.



Cũng ngay lúc đó, cả cung điện cũng rơi vào một giấc ngủ triền miên. Vua, hoàng hậu và cả triều đình cũng lăn ra ngủ. Đến cả các loài vật nuôi trong chuồng, chó đang chạy ngoài sân, chim bồ câu đậu trên mái nhà, tất cả đều say ngủ. Gió ngừng thổi. Cây cối trước lâu đài không một chiếc lá rụng.

Thế rồi ngày này qua ngày khác, năm nối tiếp năm, xung quanh lâu đài, bụi hồng gai mọc mỗi ngày một rậm rạp chả mấy chốc đã phủ kín cả lâu đài. Lâu dần trong miền vương quốc ấy, người dân sống lâu truyền miệng lại lại với nhau là có một bông hồng xinh đẹp đang say ngủ nơi đây. Người ta gọi nàng là công chúa Hồng Hoa.



Năm tháng trôi đi, một ngày đẹp trời kia lại có một chàng hoàng tử khôi ngô tuấn tú dạo bước qua nơi này. Chàng tình cờ trò chuyện với một ông lão và được ông kể lại rằng sau đám bụi gai rậm rạp kia là một tòa lâu đài, ở đó có nàng công chúa xinh đẹp tên là Hồng Hoa đang say ngủ đã được trăm năm. Có rất nhiều người đã liều mình xông vào đó để cứu nàng nhưng đều không thể quay về. Hoàng tử nghe xong câu chuyện cảm thấy rất tò mò, chàng quyết tâm gạt những bụi gai đam tua tủa để đi vào lâu đài tìm cho được nàng công chúa ngủ trong rừng bất chấp sự thất bại của những người khác.




Lúc này cũng là khi thời hạn một trăm năm kết thúc, đã đến lúc công chúa Hồng Hoa tỉnh giấc. Hoàng tử tiến lại gần thì chỉ thấy những bông hồng nở tươi như chào đón chàng và giãn lối để chàng đi khỏi bị xây xát. Chàng đi qua tới đâu bụi hồng gai khép kín lại đến đó.

Vào tới nơi, chàng ngạc nhiên thấy ngựa và chó đang nằm ngủ ngoài sân. Trên mái nhà, chim bồ câu rúc đầu vào cánh lặng lẽ. Chàng bước vào bên trong thì bắt gặp các bác đầu bếp, những cô hầu gái đang ngủ trong tư thế làm việc xưa kia của họ. Chàng đi vào điện chính thấy cả triều đình đều ngủ. Trên ngai vàng vua và hoàng hậu cũng đang ngủ. Mọi thứ im lặng tới nỗi có thể nghe thấy rõ hơi thở của chính chàng.

Tiếp tục đi, chàng tới căn phòng nơi công chúa Hồng Hoa ngủ. Chàng mở cửa bước vào và nhìn thấy nàng nằm đó, mắt nhắm như đang ngủ, môi vẫn đỏ và da nàng vẫn hồng hào sau biết bao nhiêu năm tháng. Nàng quả thực vô cùng xinh đẹp.



Hoàng tử ngắm nhìn nàng không rời mắt, rồi cúi xuống đặt một nụ hôn nhẹ nhàng lên môi nàng. Môi chạm môi, công chúa Hồng Hoa bừng tỉnh và mở mắt nhìn chàng đầy trìu mến. Hai người dắt tay nhau đi xuống lầu.

Tiếp đó, nhà vua, rồi hoàng hậu và cả triều đình đều đã tỉnh dậy. Bác đầu bếp, cô hầu bàn, những chú ngựa, chó, chim bồ câu cùng tỉnh dậy sau một trăm năm dài đằng đẵng.




Ngay sau đó, lễ thành hôn của hoàng tử và công chúa Hồng Hoa được tổ chức linh đình. Hai người sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi về sau.

Mẹ dạy bé qua truyện cổ tích Công chúa ngủ trong rừng

Không chỉ đơn thuần kể về phép thuật, tình yêu của công chúa và hoàng tử, các bố các mẹ có thể dạy bé rất nhiều điều sau câu chuyện ngày hôm nay.

Một số học giả đã phân tích Công chúa ngủ trong rừng và cho thấy sự thay thế năm âm lịch (năm nhuận với mười ba tháng ứng với mười ba bà tiên) bằng năm dương lịch (chỉ có mười hai tháng, tượng trưng cho mười hai bà tiên được mời tới dự lễ).

Các yếu tố cơ bản của câu chuyện cũng có thể được hiểu như là một câu chuyện ngụ ngôn về thiên nhiên: công chúa đại diện cho thiên nhiên, bà tiên đỡ đầu độc ác đại diện mùa đông khô cằn khắc nghiệt, hoàng tử xuất hiện là biểu tượng cho mùa xuân, cắt đi những bụi gai với thanh kiếm của mình chính là tia nắng, nhờ đó mà cho phép mặt trời đánh thức nàng công chúa thiên nhiên tức tỉnh sau một mùa đông dài băng giá.

Còn dưới đây 9 bài học mà các bé của chúng ta có thể học hỏi từ câu chuyện tình yêu lãng mạn vượt thời gian này.

1. Hãy nghe lời người lớn tuổi

Mặc dù trong suốt câu chuyện công chúa không được đặc biệt cảnh báo về việc tránh xa bánh xe quay, nhưng sự nguy hiểm của thế giới bên ngoài và cảnh báo về an toàn của cô thì được nhắc tới thường xuyên qua những hành động của vua cha. Tốt nhất các bé hãy chịu khó nghe theo lời khuyên của người lớn tuổi nhé.

2. Hãy thận trọng với người lạ

“Không nói chuyện với người lạ” là một khái niệm mà hầu như mọi trẻ em hiện đại đều được bố mẹ dặn dò kỹ lưỡng. Tuy nhiên, công chúa của chúng ta thì lại quên mất điều đó, và chính vì tò mò nói chuyện với một bà già lớn tuổi dường như vô hại lại chính là nguyên nhân dẫn tới cái chết của cô. Hãy nhắc điều này với bé.

3. Lòng dũng cảm sẽ mang lại phần thưởng lớn

Mặc dù đã có nhiều hoàng tử đã cố gắng để giải cứu công chúa say ngủ trong huyền thoại nhưng không một ai thành công. Chàng hoàng tử của chúng ta đã rất dũng cảm, thất bại của những người đi trước không hề khiến anh nản lòng. Cuối cùng chàng giành chiến thắng và cưới được công chúa xinh đẹp làm vợ.

4. Coi thường người khác sẽ mang lại hậu quả xấu

Công chúa có lẽ đã không phải chịu lời nguyền nếu nhà vua gửi thiệp mời tới bà tiên thứ 13. Đừng bao giờ coi thường hay bỏ quên bất kỳ ai, nhất là trong những dịp quan trọng.

5. Giữ bí mật có thể gây ra vấn đề lớn

Trong hầu hết các phiên bản của “Công chúa ngủ trong rừng”, nàng không được bất cứ ai cho biết sự thật về lời nguyền của bà tiên nọ. Chính vì thế mà nàng mới hồn nhiên bắt chuyện với bà già và đưa tay vào sợi quay. Đây là một cách tuyệt vời để dạy cho các con hiểu được những rắc rối có thể phát sinh khi sự thật bị che giấu.

6. Kiên nhẫn là một đức tính tốt

Mặc dù thực tế ai cũng biết rằng lời nguyền sẽ không được dỡ bỏ cho tới khi hạn một trăm năm trôi qua, nhưng nhiều hoàng tử thiếu kiên nhẫn và kiêu ngạo cố gắng để đánh thức công chúa trước khi đủ hạn đó. Và thất bại của họ, dẫn đến cái chết trong nhiều phiên bản của câu chuyện.

7. Cuộc sống không thể tránh khỏi việc sẽ có những điều khó chịu

Mặc dù lời nguyền độc ác của bà tiên thứ 13 đã được bà thứ 12 giảm nhẹ đi rất nhiều, nhưng tất cả các phiên bản của câu chuyện đều nhấn mạnh số phận tất yếu sẽ xảy ra đối với công chúa nhỏ. Giấc ngủ dài cả thế kỷ có thể là ví dụ để các bố mẹ dạy con về những điều khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống và chúng ta không có cách nào ngoài việc dùng cảm và kiên nhẫn đương đầu với chúng.

8. Đưa ra quyết định một cách sáng suốt

Một số phiên bản của câu chuyện Người đẹp trong rừng, trong đó có bộ phim hoạt hình của Walt Disney, không đưa ra khung thời gian một trăm năm của lời nguyền. Tuy nhiên, dù có thời hạn này hay không thì hoàng tử cũng đã đưa ra quyết định một cách rất dũng cảm và sáng suốt bất chấp những khó khăn.

9. Gia đình luôn ở bên chúng ta

Chắc hẳn các bà tiên biết rằng công chúa sẽ đau khổ nhường nào khi thức dậy vào 100 năm sau và thấy rằng gia đình và những người thân yêu đã chết. Vì vậy các bà tiên cũng đưa tất cả mọi người trong lâu đài vào một giấc ngủ sâu. Đây là bằng chứng cho thấy dù khó khăn đến đâu thì gia đình sẽ luôn ở bên và giúp chúng ta vượt qua bất cứ điều gì.

Theo truyencotichhay.com

19:45

13 câu hỏi về trẻ sơ sinh dành cho mẹ mang thai lần đầu


Dù là lần đầu hay lần thứ hai, thứ ba làm mẹ, vẫn có những điều về thiên thần nhỏ bé khiến bạn phải hoang mang.

Làm mẹ ở thời đại bùng nổ thông tin và đầy cạnh tranh như ngày nay khiến các mẹ luôn phải băn khoăn với hàng vạn câu hỏi liệu mình đã đúng, đã đủ tốt với con. Và cho dù có kinh nghiệm hay không, được sự trợ giúp của người đi trước hay không, vẫn có những điều tưởng như đơn giản về con khiến bạn phải mất ngủ giữa đêm.

Và đây là những câu hỏi đơn giản về trẻ sơ sinh hay được các mẹ tìm kiếm nhiều nhất trên Internet:

1. Khi nào bé sẽ ngủ xuyên đêm?

Đến 6 tháng tuổi, phần lớn các bé có thể ngủ xuyên đêm. Tuy nhiên, định nghĩa "ngủ xuyên đêm" ở đây là quãng thời gian dài 5 giờ chứ không phải 12 giờ như bạn mong muốn.

2. Bé khóc suốt ngày có bình thường

Miễn là con bạn được bác sĩ kiểm tra và khẳng định không có bệnh tật gì, thì phải, việc bé khiến cả nhà náo loạn cả ngày là khá bình thường. Trẻ sơ sinh khóc như đồ thị hình sin, có lên có xuống, đỉnh điểm là ở giai đoạn 6-8 tuần tuổi và mức thấp nhất là vào lúc 4 tháng tuổi.

Sự xuất hiện của những thiên thần nhỏ bé đem lại hạnh phúc vô bờ cho mẹ nhưng cũng khiến mẹ không ít lần phải hoang mang, lo lắng. 

3. Khi nào bé sẽ biết cười?



Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ nở nụ cười thật sự đầu tiên vào lúc 6-8 tuần tuổi. Trẻ đang cố gắng bắt chước biểu cảm của bạn, vì vậy, hãy cho bé một nụ cười thật sảng khoái!

4. Tại sao bé không ngủ?

Trẻ sơ sinh ngủ thất thường cho tới 12 tuần tuổi. Trong giai đoạn 6-8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy trẻ cách tự ngủ. Đáng tiếc đó không phải là một việc dễ dàng!

5. Bé vệ sinh mấy lần một ngày?

Trong những tuần đầu tiên, bé có thể đi tiểu ngay trong hoặc sau mỗi bữa ăn rồi mới dần dần đi vào nề nếp. Số lần đi vệ sinh trong ngày của bé có thể biến đổi từ vài lần một ngày cho tới 1 lần/tuần.

6. Bé nên ti bao lâu?



Trong những tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh cần được ti 10 đến 12 lần mỗi ngày. Hãy để bé là người thiết lập nhịp độ, cho dù đó là 5 phút hay 1 giờ mỗi lần ăn.

7. Với bé bú bình, mỗi lần nên ti bao nhiêu?

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo các mẹ nên áp dụng định luật ngón tay cái để xác định lượng ăn mỗi ngày cho con, đó là 150-200 ml/kg. Tuy nhiên, mỗi bé có nhu cầu ăn uống khác nhau, và mẹ nên tôn trọng điều này.

Dạ dày trẻ sơ sinh phát triển khá nhanh trong những tuần đầu tiên, từ mức ăn rất ít là 60-70 ml/ngày rồi tăng dần lên.

8. Nhiệt độ cơ thể bình thường của bé?

Là giữa 36,5 độ C và 37,5 độ C. Nếu nhiệt độ lên trên 38 độ C với bé dưới 3 tháng tuổi hoặc trên 39 độ C với bé dưới 6 tháng tuổi, đó là lúc bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ.

9. Nên mặc cho bé như thế nào?

Không có quy định chính xác cho việc này. Tuy nhiên, mẹ có thể xác định nhiệt độ của con bằng cách sờ bụng. Nếu chúng nóng, hãy cởi bỏ bớt một lớp quần áo, nếu chúng lạnh, hãy mặc thêm cho con.

10. Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Tổ chức Y Tế thế giới WHO khuyến cáo các mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi trừ phi được bác sĩ yêu cầu.

11. Khi nào nên cho bé uống nước?

Trẻ sơ sinh không cần uống thêm nước cho tới 6 tháng tuổi, ngay cả khi trời nóng. Lúc 6 tháng tuổi, tất cả những gì bé cần chỉ là thỉnh thoảng một ngụm nước, bởi lúc này, sữa vẫn là nguồn cung cấp nước chính cho bé.

12. Nhiệt độ thích hợp cho phòng của bé?

Giữa 16 độ C đến 20 độ C.

13. Dấu hiệu bé yêu mẹ?

Trẻ sơ sinh không thể thể hiện nhiều cảm xúc, tuy nhiên, nếu bé nhìn chằm chằm vào mắt, cười và bi bô như muốn nói chuyện với bạn thì bạn có thể yên tâm mình chính là cả thế giới của bé


Theo zing .vn

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

22:10

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn



“Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là một câu chuyện cổ tích của Đức được biết đến qua nhiều nước châu Âu và ngày nay là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Anh em nhà Grimm đã xuất bản câu chuyện này vào năm 1812 trong ấn bản đầu tiên “Fairy Tales Grimm” của họ. Nó có tựa đề bằng tiếng Đức là Schneewittchen (trong chính tả hiện đại Schneewittchen) và được nhà Grimm hoàn thành phiên bản chính thức trong năm 1854.

Câu truyện cổ tích Grim nổi tiếng này còn được dựng thành phim hoạt hình, phim điện ảnh và dành được sự mến mộ từ đông đảo người hâm mộ. Nàng Bạch Tuyết – nhân vật chính của câu chuyện là một cô công chúa xinh đẹp và hiền dịu. Bà mẹ kế của nàng – thực chất là mụ phù thuỷ độc ác, vì ganh ghét trước sắc đẹp của nàng nên đã năm lần bảy lượt âm mưu hãm hại Bạch Tuyết. Nhưng sức mạnh từ tình yêu đích thực của chàng hoàng tử đã cứu sống nàng. Đặc biệt, truyện còn có những nhân vật rất dễ thương là 7 chú lùn nữa cơ. Mời các bé cùng Vườn cổ tích đọc truyện nhé!

----------

Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ. Độ ấy đang vào giữa mùa đông, tuyết rơi phủ trắng cả trời, có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ làm bằng gỗ mun đen nhánh. Bà mải ngắm nhìn cảnh vật nên thơ bên ngoài sơ ý để kim khâu đâm vào tay, và ba giọt máu đỏ rơi xuống in màu đậm lên nền tuyết trắng phau. Nhìn màu đỏ tươi nổi bật trên tuyết, hoàng hậu ngẫm nghĩ:

– Ước gì mình có một cô con gái thật xinh đẹp, da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen nhánh như gỗ mun thì thật là tuyệt.

Y như ước nguyện, chẳng lâu sau bà mang thai, sinh hạ được một cô con gái, da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen nhánh như gỗ mun. Bà đặt tên con gái là Bạch Tuyết. Ba năm sau thì bà bệnh nặng qua đời, Bạch Tuyết cứng cỏi dần lên thì vua cha đi thêm bước nữa. Ông lấy một bà Hoàng hậu khác cũng vô cùng xinh đẹp nhưng tính cách lại vô cùng kiêu căng ngạo mạn khinh người. Tuy sống cùng trong một cung điện nhưng bà ta không hề ưa thích Bạch Tuyết, luôn tìm mọi cứ để chì chiết ghét bỏ cô. Bà ta có một chiếc gương thần biết nói, mỗi khi đứng ngắm mình trước gương, bà ta lại hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?



Gương trả lời:
– Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.

Hoàng hậu nghe thấy thế thì hài lòng lắm, mụ cười khanh khách vang khắp cả căn phòng.
Bạch Tuyết càng lớn, càng trở nên xinh đẹp. Bảy tuổi nàng đẹp như nắng sớm mai tươi tắn và tràn đầy sức sống, nàng so với Hoàng hậu thì đẹp hơn bội phần. Có lần hoàng hậu ngồi trước gương và hỏi:
– Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Gương thành thật trả lời:
– Thưa hoàng hậu,
Xưa kia bà đẹp nhất trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Hoàng hậu nghe gương thần nói thế thì vừa ngạc nhiên vừa căm phẫn, bà ta vô cùng túc giận và ghen tị. Từ đó trở đi, cứ hễ thoáng nhìn thấy Bạch Tuyết, mụ ta càng săm soi cô, khó chịu, bực tức, rồi đâm ra căm ghét cô bé. Những cơn ghen ghét và lòng đố kỵ của mụ ngày càng mãnh liệt làm cho mụ ngày đêm bực bội, bứt rứt. Mụ luôn muốn mình là người đẹp nhất, không ai có thể sánh bằng. Mụ nghĩ, chỉ còn cách duy nhất là giết Bạch Tuyết đi thì sẽ không còn ai đẹp hơn mụ nữa. Nói là làm, một lần, mụ cho gọi một người thợ săn đến và bảo:

– Ngươi hãy mang con bé này vào trong rừng sâu và giết nó đi, khi giết nó thì mang quả tim và lá gan nó về đây cho ta, nếu ngươi không hoàn thành nhiệm vụ thì người bị chết sẽ chính là ngươi.

Người thợ săn theo lời dẫn Bạch Tuyết vào rừng sâu. Bác rất thương cô bé, không tội tình gì mà phải chết, nhưng nếu bác không giết cô thì Hoàng Hậu cũng sẽ giết bác. Khi bác toan rút dao đâm cô bé thì cô òa khóc và nói:

– Bác thợ săn ơi, bác đừng giết cháu mà tội nghiệp, bác hãy để cháu sống, cháu sẽ trốn trong rừng mãi mãi không bao giờ quay lại cũng nữa.

Bác thợ săn cũng không đành lòng, bèn gật đầu đồng ý:

– Con hãy mau mau trốn đi, và đừng bao giờ quay trở lại, mụ Hoàng Hậu sẽ giết con lần nữa đấy.



Bạch Tuyết vội chạy thật nhanh vào rừng sâu, nhìn bóng dáng bé liêu xiêu của cô, bác thở dài: “Cầu mong cho cô bé được sống bình an, thú rừng đừng ăn thịt cô”. Bác cảm thấy trong lòng vô cùng thoải mái vì đã không ra tay giết cô bé đáng yêu như thế. Đúng lúc đó, có một con hoẵng chạy đến, bác vội giết nó, lấy quả tim và lá gan của nó vào thế chỗ nộp cho Hoàng hậu. Mụ ta thấy tim gan Bạch Tuyết thì vui lắm, sai người hầu xào lên cho mụ ăn. Nghĩ là tim gan Bạch Tuyết nên mụ ngấu nghiến ăn như muốn nhai nhát cô.

Về phần Bạch Tuyết, cô cứ chạy mãi chạy mãi, không biết chạy đã bao lâu, cả khu rừng mênh mông chỉ có mình cô lang thang, thú dữ vây quanh cô nhưng không con nào đụng đến cô. Đang chạy cô vấp phải tảng đá, ngã sóng xoài xuống đất. Đôi giày trước khi mất mẹ tặng lại cho cô giờ đã rách tươm, đôi chân trầy máu đỏ cả giày, cô tủi thân khóc nức nở, muông thú thấy thế thì túm lại quanh cô ngơ ngác nhìn. Cô bé nghĩ: “Mình không thể yếu đuối thế này được, mình phải đứng dậy thôi”. Nghĩ thế cô lại đứng dậy tiếp tục đi, cô băng qua mấy con suối, qua những lùm cây rậm rạp, bỗng cô nhìn thấy một lối mòn, men theo đó đi đến một ngôi nhà gỗ nhỏ, liền tiến đến gõ cửa. Lúc ấy cũng đã xẩm tối, cô gõ mãi mà không thấy ai ra mở cửa, cô tự đẩy cửa bước vào.

Cô ngạc nhiên nhìn, thấy tất cả mọi đồ vật trong nhà đều nhỏ xíu, xinh xắn và hết sức ngăn nắp, sạch sẽ. Giữa nhà có một bàn ăn trải khăn trắng tinh, trên bàn bày bảy cái đĩa thức ăn nhỏ. Cô tiến đến ngồi vào bàn, bụng đang đói, cô ăn mỗi đĩa một ít rau, vài chiếc bánh và uống ở mỗi li một ít sữa, cô không muốn để một ai bị mất phần.

Ăn xong cô tò mò đi lên cầu thang thì thấy một căn phòng kê một dãy bảy chiếc giường nhỏ nối tiếp nhau, chiếc nào cũng trải chăn trắng muốt. Quá mệt mỏi vì chạy cả ngày nay, cô cứ thế đặt lưng xuống giường ngủ, ngặt nỗi cái nào cũng ngắn, đến cái thứ 7 mới vừa. Bạch Tuyết nằm ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Khi trời tối mịt, những chủ nhân của căn nhà nhỏ trở về: đó là bảy chú lùn thường ngày đào bới quặng sắt ở trong núi. Họ thắp bảy ngọn đèn xinh xinh, và khi đèn tỏa sáng khắp căn nhà, họ cảm thấy căn nhà hôm nay lạ lạ, hình như có ai đã vào nhà, vì mọi vật không còn giữ nguyên như khi họ rời căn nhà đi làm nữa.



Chú thứ nhất nói:
– Ai đã ngồi lên ghế xinh đẹp của tôi?
Chú thứ hai nói:
– Ai đã ăn nho ở đĩa của tôi?
Chú thứ ba nói:
– Ai đã ăn bánh của tôi?
Chú thứ tư nói:
– Ai đã nếm rau ở đĩa của tôi?
Chú thứ năm nói:
– Ai đã đụng vào chiếc nĩa của tôi rồi?
Chú thứ sáu nói:
– Thế còn chiếc dao của tôi sao lại dính thức ăn thế này?
Chú thứ bảy nói:
– Sao ly sữa của tôi lại vơi đi một nửa thế?
Nhìn quang căn phòng không thấy ai lạ, bảy chú lùn cầm nến soi theo lối cầu thang, lần lượt kéo nhau lên tầng. Mọi chiếc giường đều không còn ngay ngắn như trước: “Hình như có ai đó đã nằm trên giường của chúng ta”

Khi chú thứ bảy nhìn vào giường mình thì thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Thế là chú gọi những chú kia chạy tới. Ai nấy đều ngạc nhiên, họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên:

– Òa, một cô bé thật xinh đẹp!

Bỗng thấy có ánh sáng rọi đến, Bạch Tuyết chợt tỉnh giấc, thấy bảy chú lùn đang đứng quanh nhìn mình thì sợ hãi. Nhưng bảy người đều thân mật hỏi cô:

– Cô là ai? Tại sao lại lạc vào rừng này? Sao cô lại đến được nhà của chúng tôi?

Bạch Tuyết trả lời:

– Tôi là Bạch Tuyết. Rất xin lỗi vì đã ăn đồ ăn của các bạn, lại ngủ trên giường này.
Thế rồi Bạch Tuyết kể hết đầu đuôi câu chuyện Hoàng Hậu muốn hại mình nhưng bác thợ săn tốt bụng đã giúp đỡ cô. Cô đã chạy trốn suốt một ngày trời và lạc đến đây. Cô xin được ở lại nơi này.

Các chú lùn nghe thấy thế thì thương cô lắm, bảo cô:

– Nếu cô đồng ý trông nom nhà cửa, nấu ăn, rũ giường, giặt quần áo, khâu vá, thêu thùa, quét tước, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ ngăn nắp thì cô có thể ở lại với chúng tôi. Chúng tôi cũng rất quý mến cô.

Bạch Tuyết nói:
– Thật lòng cảm ơn các bạn, tôi sẽ cố gắng làm việc giúp đỡ các bạn.

Tối đó Bạch Tuyết được chú lùn thứ bảy nhường giường ngủ cho, còn chú đi ngủ nhờ giường của các chú lùn khác. Sáng hôm sau, Bạch Tuyết sửa sọan chuẩn bị bữa sáng cho các chú. Các chú lùn tỉnh dậy thấy bàn thức ăn thơm ngon thì vui vẻ lắm, ai nấy đều tấm tắc khen cô. Các chú xây cho Bạch Tuyết một gian phòng riêng, sơn màu hồng tươi tắn, giường ngủ phủ nệm hồng, căn phòng y như của một búp bê xinh đẹp vậy.

Từ đó, Bạch Tuyết sống vui vẻ cùng bảy chú lùn, cô giúp đỡ họ đảm đương mọi việc trong nhà, lau chùi dọn dẹp, sáng sáng các chú lùn vào mỏ tìm sắt và vàng cho mãi tới chiều tối mới về, thì thức ăn của họ đã bày sẵn trên bàn. Suốt cả ngày, Bạch Tuyết ở nhà một mình làm bạn với các con động vật bé nhỏ, bầy chim líu lo đọ giọng hát với cô, những chú hươu thì giúp cô xách nước. Cuộc sống cứ êm đềm diễn ra như vậy. 10 năm sau, cô đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần, tươi tắn như hoa sớm mai, trong trắng như sương thuần khiết. Các chú lùn tốt bụng luôn nhắc nhở, căn dặn cô:

– Hãy canh chừng mụ dì ghẻ nhé! Chẳng bao lâu mụ sẽ biết là cô ở đây. Chúng tôi đi làm không có ở nhà thì cô đừng cho ai vào nhà nhé.

Lại nhắc về Hoàng hậu, từ ngày mụ bắt bác thợ săn giết Bạch Tuyết, mụ đinh ninh rằng chẳng có ai có thể đẹp hơn mình nữa, nên cũng không mang gương thần ra hỏi. Một lần nọ, nghe thấy đức vua nhớ thương Bạch Tuyết, mụ quay về đứng ngắm mình trước gương và hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Gương trả lời:
– Thưa hoàng hậu,
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn chung sống.


Mụ hoảng hốt giật mình, mụ biết rằng gương không bao giờ nói dối, vậy thì chắc chắn tên sợ thăn kia đã tha cho Bạch Tuyết và nói dối mụ. Mụ ngồi nghĩ mưu giết Bạch Tuyết cho bằng được, chừng nào Bạch Tuyết còn sống thì bà còn mất ăn mất ngủ. Sau mụ nghĩ ra một kế, mụ trang điểm thành một bà lão già, mặc quần áo rách rưới, trông khó lòng mà nhận ra được, rồi mụ mụ vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao:
– Hàng tốt, hàng đẹp đây, có ai mua không?

Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ hỏi:

– Chào bà, bà bán gì thế ạ?
– Đây là chiếc lược do chính tay ta làm, rất tỉ mỉ, nếu có nó mái tóc đẹp của con sẽ thêm mượt mà hơn.

Bạch Tuyết nghe thấy thế thì vui lắm, vội mở cửa cho bà lão vào, bà ta ngon ngọt:
– Hãy để ta chải đầu cho con.

Bạch Tuyết cúi đầu cho bà chải, ngờ đâu chiếc lược vừa chạm vào tóc cô, cô đã lăn ra bất tỉnh. Thì ra mụ ta đã tẩm thuốc độc vào chiếc lược. Mụ già độc ác thấy cô lăn ra đất thì cười ha hả:

– Thế là người đẹp nhất nước đã không còn trên cõi đời!

Mụ vội vàng bỏ đi. Nhưng may thay trời sắp tối, một lát sau thì bảy chú lùn về tới nhà. Thấy Bạch Tuyết nằm bất động ở dưới đất, họ nghi ngay mụ dì ghẻ, họ nhanh chóng tìm thấy chiếc lược tẩm thuốc độc cài trên đầu Bạch Tuyết, vừa mới lấy lược ra thì Bạch Tuyết tỉnh dậy kể lại sự việc đã xảy ra. Bảy chú lùn lại căn dặn cô phải cẩn thận, bất cứ ai đến cũng không mở cửa.

Bước chân về tới nhà, hoàng hậu lại soi gương và hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Cũng như mọi lần, gương trả lời:

– Thưa hoàng hậu,
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn chung sống.



Nghe gương như vậy toàn thân mụ run lên vì tức giận, mụ thét lên:

– Bạch Tuyết không thể còn sống được, mày phải chết, tao mới chính là người đẹp nhất thế gian này.

Sau đó mụ xuống căn hầm bí mật, nơi mà mụ dùng để chế thuốc độc, mụ lấy một quả táo, tẩm vào đó một ít thuốc độc, mụ ta nghĩ: “con bé mà ăn phải quả táo này chắc chắn sẽ không bao giờ sống lại được, bọn người lùn kia đừng hòng cứu sống”. Khi tẩm thuốc xong, mụ lại trang điểm trở thành một bà già khác, nhem nhuốc và xấu xí. Rồi mụ lại vượt bảy quả núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa, Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ nói:

– Cháu không được phép cho ai vào nhà, vì bảy chú lùn đã cấm rồi.
Bà già nói:
– Thế cũng chẳng sao. Bà thấy con hiền lành xinh xắn nên muốn tặng con một quả táo thôi.
Bạch Tuyết nói:
– Không, cháu không được phép nhận một thứ gì cả.
Bà già nói:
– Con gái, con sợ gì chứ, quả táo này rất ngon, ta sẽ bổ ra nhé, con ăn nửa chín, ta ăn nửa xanh kia, được không?



Quả táo được tẩm thuốc rất khéo léo: chỉ nửa táo chín đỏ ngấm thuốc độc, Bạch Tuyết nhìn nửa táo chín đỏ mọng thì thích lắm, thấy bà lão kia ăn không sao cả, nên cô đưa tay nhận táo về. Ai dè cô vừa cắn được một miếng thì ngã lăn ra chết liền.
Hoàng hậu nhìn cô rồi đắc ý:

– Bạch Tuyết đẹp tuyệt trần cũng đã không còn, giờ đây ta chính là người đẹp nhất. Ha ha ha!!!

Vừa bước ra khỏi cửa thì bảy chú lùn vừa lúc đi làm về, bà ta vội vàng bỏ chạy, bảy chú lùn đuổi theo, trời bỗng nhiên nổi mưa lớn, mây đen kéo đến ùn ùn, sấm chớp đầy trời, đuổi theo bà ta đến ngọn núi. Chẳng may mụ Hoàng Hậu sảy chân ngã xuống vách núi và chết.

Các chú lùn vội vã quay về nhà, vừa bước vào cửa thì thấy ngay Bạch Tuyết nằm dưới đất, tim đã ngừng đập, không thấy hơi thở ra nữa, Bạch Tuyết đã chết. Bảy chú lùn nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không, rồi lấy nước và rượu lau mặt cho cô nhưng chẳng ăn thua gì; cô bé tội nghiệp ấy đã chết, chết thật rồi. Họ mang cô vào quan tài, cả bảy người thương xót cô, khóc tận ba ngày liền, sau đó họ định mang cô đi chôn, nhưng lại kì thay, Bạch Tuyết vẫn xinh đẹp như trước, đôi môi vẫn đỏ như son, tóc vẫn mềm mượt đen nhánh, làn da vẫn hồng hào. Dường như cô chỉ đang ngủ vậy. Họ không nỡ chôn cô xuống đất, bèn đóng một chiếc quan tài bằng thủy tinh cho cô. Các chú lùn rải hoa xung quanh, ngày ngày thay hoa mới cho cô, lũ chim chóc ngày ngày đến hót líu lo, mong cô tỉnh dậy. Đã bao ngày tháng trôi qua, Bạch Tuyết vẫn nằm y nguyên như thế.


Một ngày nọ, có một chàng hoàng tử nước láng giềng nghe kể về cô gái nằm trong chiếc quan tài thủy tinh, chàng tìm đến khu rừng nọ, chàng cũng men theo đường mòn đến ngôi nhà của bảy chú lùn. Thấy cảnh bảy chú lùn đang rầu rĩ bên cạnh cô gái thì chàng ngạc nhiên lắm. Nhìn kĩ chàng thấy cô gái đang nằm vô cũng xinh đẹp, giống y như cô gái chàng hay gặp trong mơ vậy, chàng tiến đến bên cô, đặt vào môi cô một nụ hôn. Bỗng nhiên, Bạch Tuyết mở mắt tỉnh dậy, bảy chú lùn như không tin vào mắt mình, vội vàng hò reo vui sướng, muông thú nhảy nhót tưng bừng. Hoàng tử quỳ xuống cầu hôn cô và ngỏ ý lấy cô làm vợ, Bạch Tuyết gật đầu đồng ý. Cuối cùng hai người chia tay bảy chú lùn, Hoàng tử đưa cô về cung, hai người sống hạnh phúc bên nhau.



Vậy là bằng một nụ hôn ngọt ngào của tình yêu đích thực, hoàng tử đã khiến Bạch Tuyết của chúng ta bừng tỉnh. Một kết thúc đẹp như mơ chỉ có thể có trong truyện cổ tích phải không các bé?

Tất nhiên, dù là không có thật nhưng câu chuyện cổ tích trên cũng mang lại cho chúng ta nhiều bài học. Những người như nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn ở hiền thì nhất định sẽ gặp điều lành, người nào sống độc ác giống như bà hoàng hậu trong truyện nhất định sẽ bị trừng phạt.

Còn với các bé, chúng ta còn nhỏ tuổi thì hãy luôn ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ và đối xử thật tốt với mọi người xung quanh. Vẻ đẹp bên ngoài chỉ là hình thức, các bé phải thật đẹp cả tâm hồn nữa thì mới được yêu quý nha.

Theo truyencotichhay.com


Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

21:48

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có đáng lo không?

Trong tháng đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều. Giấc ngủ đặc biệt quan trọng với sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc trẻ ngủ quá nhiều đôi khi khiến các bậc cha mẹ lo lắng.Chúng tôi xin được chia sẻ với bạn những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để phần nào giải đáp các thắc mắc của bạn nhé.

1. Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ: lên đến 16 tiếng/ngày. Trong đó, 8 tiếng vào ban đêm và 8 tiếng vào ban ngày. Thời gian trẻ thức chủ yếu để bú mẹ. Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ thành những giấc ngắn, chứ không ngủ thành giấc dài trong ngày.

Trong thời gian này, cũng không cần giữ tuyệt đối im lặng trong thời gian trẻ ngủ, chỉ nên tránh những tiếng động quá mạnh, có thể khiến trẻ giật mình thức giấc.
Bạn cũng có thể tham khảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua các tháng khác nhau như sau:
-3 tháng tuổi: 15 tiếng/ngày, khoảng 10 tiếng ngủ đêm và 5 tiếng ngủ ngày
-6 tháng tuổi: 14.5 tiếng/ngày, khoảng 11 tiếng ngủ đêm và 3.5 tiếng ngủ ngày
-9 tháng tuổi: 14 tiếng/ngày, khoảng 11 tiếng ngủ đêm và 3 tiếng ngủ ngày
-12 tháng tuổi: 13.5 tiếng/ngày, khoảng 11 tiếng ngủ đêm và 2.5 tiếng ngủ ngày

2. Trẻ 1 tháng tuổi ngủ nhiều có đáng lo không?

Theo các chuyên gia y tế, trong thời gian ngủ, não trẻ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, giúp trẻ phát triển về chiều cao và trí não. Bằng chứng ghi nhận được là những trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc 1 ngày sẽ phát triển não bộ tốt hơn trường hợp trẻ sơ sinh ít ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, hay giật mình.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giúp trẻ thoải mái về tinh thần, không quấy khóc khi thức dậy
Ngủ nhiều cũng là cách giúp trẻ tự tăng cường hệ miễn dịch của bản thân, giúp trẻ khỏe mạnh và chống được một số bệnh thông thường.Vì vậy, nếu thời gian trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều trong ngày, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.

3. Một số lưu ý khi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ

Tuy nhiên, trong quá trình cho trẻ ngủ, cần lưu ý các điểm sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ:
Luôn cho trẻ sơ sinh năm ngửa khi ngủ, kể cả trường hợp trẻ sinh non. Việc cho bé nằm sấp khi ngủ sẽ tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
-Trước 6 tháng tuổi, nên dùng giỏ mây hoặc nôi để bé ngủ chung với mẹ. Hoặc cũng có thể dùng nôi ngủ, gắn vào bên cạnh giường của mẹ. Hiện nay, các nhà khoa học chưa kết luận được việc cho trẻ ngủ chung hay ngủ riêng với bố mẹ sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh1 tháng tuổi, tốt nhất nên để bé trong tầm kiểm soát của cha mẹ. Cũng không nên cho trẻ ngủ chung giường với bố mẹ, sẽ tăng nguy cơ trẻ bị ngạt thở hoặc mắc kẹt.
-Các vật dụng trên giường như chăn, gối, đồ chơi... cần thu gọn gàng.
-Khi cho trẻ ngủ, không nên dùng khăn quấn quá nhiều vòng, quá chặt quanh người bé. Đặc biệt không trùm kín phần đầu khiến bé có thể ngạt thở
-Phòng ngủ của trẻ 1 tháng tuổi cần thoáng, sạch sẽ, không có chất độc hại, khói thuốc lá, khói bếp...
Biết được nhu cầu ngủ 1 ngày của trẻ sơ sinh cũng như những lợi ích của việc ngủ nhiều mang lại, cha mẹ nên chú ý đến giấc ngủ của trẻ, đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc để phát triển toàn diện nhất.
Theo vicare.vn

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

19:20

Mẹ ơi! hãy lắng nghe và thấu hiểu con nhé


Trẻ cần bố mẹ nhiều hơn những gì bố mẹ nghĩ...

Sự phát triển của con bạn trong những năm đầu đời thực sự đáng chú ý. Thật kinh ngạc biết bao khi con có thể thực sự hiểu và quan sát xung quanh mặc dù chúng phải hết sức cố gắng để đối đáp lại với bạn.


Nuôi nấng và thấu hiểu con là cả một quá trình không ngừng và phải luôn được nhận thức rõ, đặc biệt cần phải hiểu đúng ở từng giai đoạn nhất định. Trẻ cần ở bố mẹ nhiều hơn bố mẹ nghĩ rất nhiều. Chính vì thế, hiểu con là công cụ hữu hiệu nhất để cha mẹ nắm bắt được những khó khăn, từ đó giúp đỡ con vượt qua trở ngại trong mỗi giai đoạn phát triển. Cha mẹ hãy trở về cảm giác của một đứa trẻ để hiểu và làm bạn cùng con, biến gia đình trở thành một môi trường an toàn. Tổng thống Mỹ - Harry Truman từng nói: “Cách tốt nhất để bảo ban bọn trẻ là hãy tìm hiểu điều chúng muốn và khuyên chúng làm điều đó”. Việc này có nghĩa, cha mẹ phải hiểu rõ mong muốn và sở thích của trẻ.

Chúng ta hãy xem một số giai đoạn hấp dẫn và quan trọng trong quá trình phát triển của chúng.

  •  0 – 4 tuần


-Có thể phân biệt được mùi của sữa mẹ.

-Chưa thể tập trung tầm nhìn, do vậy mọi vật xuất hiện lờ mờ trừ khi nó ở cách chúng trong khoảng 8 – 10 inch. (1 inch = 2,54cm).

-Có thể nhận biết và phân biệt âm thanh và giọng nói khác nhau bao gồm cả sự khác biệt về âm thanh của nam và nữ, nhưng không thể xác định tiếng ồn phát ra từ đâu.

-Xúc giác rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh để học hỏi về thế giới mới lạ xung quanh chúng, tuy nhiên vài tháng đầu, chúng sẽ chỉ tìm kiếm sự thoải mái có từ trong môi trường nước ấm áp trong bụng mẹ. Sự ấm áp mềm mại của tấm chăn, những cái ôm ấp, những nụ hôn giúp dỗ dành em bé của bạn và làm cho bé dễ chịu với sự thay đổi trạng thái này, nhờ vậy chúng có thể thích nghi dần theo thời gian. Đây là lúc em bé phát triển mối liên hệ yêu thương với bố mẹ, những người dỗ dành âu yếm chúng.

  •  1 – 2 tháng

-Bắt đầu tạo âm thanh nguyên âm.

-Bắt đầu nhìn theo đồ vật qua tới 90°.

-Bắt đầu mỉm cười.

-Có thể nâng đầu lên trong giây lát.
  •  2 – 3 tháng

-Bắt đầu nhận diện đường nét của các bề mặt (mà em bé thấy có sự hấp dẫn).

-Nhìn theo đồ vật qua tới 180o (em bé sẽ thích thú với những đồ
chơi di động treo trên cũi).

-Hai bàn tay mở ra, có thể bắt đầu với tới các đồ vật.

-Đầu có thể nâng lên 45o (khi lẫy).

-Bắt đầu đá chân.

  •  3 – 4 tháng

-Bắt đầu nắm lấy đồ vật. Ở giai đoạn này bé bắt đầu nhận biết bàn tay của mình và mắt bắt đầu hướng tới đó, đây là sự bắt đầu phối hợp tay-mắt.

-Có thể bắt đầu bập bẹ và bé có thể cười cùng với gây ồn ào. Học nói dựa vào khả năng nghe của chúng. Bạn nói chuyện trực diện với bé càng nhiều thì bé càng dễ biết nói.

-Tới 4 tháng, các bé sẽ nâng được đầu lên tới 90°.
Bắt đầu nhận biết màu sắc. Bé sẽ thích thú với các đồ chơi và giấy dán tường mầu sắc, hơn nữa chúng còn nhận biết sự tương phản về màu sắc ví dụ vàng với đen rõ rệt hơn da cam với đỏ. Ở giai đoạn này, hãy dành thời gian xem những quyển sách nhiều màu sắc với chúng.

  •  4 – 5 tháng

-Răng có thể bắt đầu mọc từ tháng này.

-Ngay khi nắm được các đồ vật, chúng sẽ bắt đầu đưa vào miệng của chúng để khám phá.

-Chúng sẽ bắt đầu trải nghiệm với nguyên nhân và hệ quả.
Tay được sử dụng để mang đồ chơi lại gần hơn. Sự cố định tay-mắt sẽ ngừng lại.

-Đầu giữ vững được trong thời gian lâu hơn.

-Bắt đầu tập cảm nhận xúc giác. Hãy để chúng chơi với nhiều bề mặt khác nhau (thô ráp, mềm mại, sờn, mượt, v.v…). Đừng quên là chúng vẫn rất thích sự chăm sóc dịu dàng của bố mẹ để cảm thấy an toàn và được yêu thương.

  •  5 – 6 tháng

-Có thể nghe âm thanh nhỏ từ khoảng cách một cánh tay.

-Tiếng bập bẹ sẽ nhiều lên và thay đổi, tạo được âm thanh hai âm tiết.

-Sẽ hiểu được cảm xúc bằng âm độ của giọng nói, cũng như là nhận biết được giọng nói và khi người ta không nói bằng tiếng bản ngữ của họ.

-Có thế ngồi có trợ giúp, có thể lật từ nằm sấp sang nằm ngửa.Tầm nhìn được mở rộng để nhìn khắp phòng. Hãy cho bé ra ngoài và đi dạo trong xe đẩy để có một môi trường mới, tiếp xúc với nhiều cái nhìn mới lạ. Giúp bé chú ý tới mọi vật. Nếu bé để mắt tới vật gì, hãy để bé quẩn quanh đó và quan sát. Hãy nhớ rằng tầm nhìn của bé còn ngắn, vì vậy khi có thể hãy đưa các đồ vật vào gần hơn để bé có thể nhìn thấy. Trong hầu hết năm đầu, bé chỉ có thể nhìn một vật ở một thời điểm, vì vậy không cần làm bé quá tải; mỗi lần một đồ vật là đủ.

-Đến 6 tháng tuổi, trẻ có thể cảm nhận cảm xúc của bạn qua âm điệu giọng nói của bạn và thậm chí có thể xác định được khi ai đó nhấn mạnh.

  •  6 – 7 tháng

-Sẽ quay đầu về hướng của tiếng nói và âm thanh.

-Bắt đầu tự ăn bằng ngón tay nhỏ.

-Chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia. Có thể vươn tới và cầm nắm lấy đồ vật.

-Sẽ hưởng ứng trò chơi ú òa (Tại sao lại như vậy? Ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa nắm được khái niệm về một vật thể cố định tức là biết sự tồn tại của vật ấy, ngay cả khi không nhìn thấy nó.
Vì vậy thật thú vị khi khuôn mặt của một người lại đột nhiên xuất hiện. Trò chơi này sẽ khuyến khích sự nhận biết của trẻ.

-Độ sắc nét của thị lực tăng lên, trẻ có thể nhìn rõ nét mặt hơn và phát triển sự nhận biết khuôn mặt. Đây cũng là lúc trẻ phát triển tính e thẹn với người lạ; chúng thích những khuôn mặt quen thuộc xung quanh chúng.

  •  7 – 8 tháng

-Sẽ bắt đầu nhai đồ vật.

-Có thể lăn tròn một vòng xung quanh.

-Tự ngồi vững.

-Nỗi lo sự chia tách khỏi bố mẹ có thể bắt đầu. Sợ nhìn hoặc nghe về phía người lạ.

-Sẽ đáp lại khi được gọi tên của bé. Cho tới tận lúc này, khi mọi người nói, tất cả chúng có thể nghe được là giọng nói khác nhau. Nhưng sau 7 tháng, chúng sẽ bắt đầu xác định được những từ khác nhau được nói.

  •  8 – 9 tháng

-Tìm những cái cần để khám phá; bắt đầu bò trườn.

-Có thể ngồi dậy từ tư thế nằm không cần trợ giúp.

-Có thể thử sự hấp dẫn bằng việc thả đồ chơi từ ghế cao.
Có thể hét to để gây sự chú ý, học xác định vị trí là một cách giao tiếp.

-Phát triển kỹ năng cầm nắm tinh vi (bằng ngón cái và ngón trỏ) để nhặt những đồ vật nhỏ. Có thể cho thấy sự thú vị với việc chộp lấy thìa ăn.

-Đến 9 tháng tuổi, trẻ hiểu được chủ thể cố định và không thấy trò ú – òa là thú vị nữa.

  •  9 – 10 tháng

-Hiểu được sự tồn tại cố định của vật thể (Trò chơi ú òa không còn hấp dẫn giống như trước nữa).

-Có thể đứng, bám vào một ai hoặc một cái gì đó.

-Bập bẹ có giai điệu, có thể bắt đầu nói những từ trẻ con.

-Sẽ thả rơi đồ chơi và sau đó nhìn quanh để tìm xem chúng rơi vào đâu. Thậm chí bé sẽ dõi theo đồ chơi bị thả rơi và tò mò xem cái gì sẽ xẩy ra với chúng ngay.

  •  10 – 11 tháng

-Phát triển điệu bộ, cử chỉ; bắt đầu biết vỗ tay, có thể vẫy chào tạm biệt.

-Những từ như “ma-ma” và “da-da” sẽ được chỉ đúng bố mẹ.

-Sẽ nghe và hiểu một số từ. Sở thích của bé là “không”. Bé bắt đầu hiểu được khái niệm về tên theo đồ vật. Sẽ thúc đẩy khả năng này khi ai đó chỉ vào một đồ vật và nói cho bé đó là gì. Bé nhanh chóng nhận biết tên đồ vật mà bé quan tâm nhất. Những tên này thường lẫn lộn trong lời nói lắp bắp của trẻ và theo âm người ta nói ra với chúng.

  • 11 – 12 tháng

-Hiểu được sự khác nhau giữa từ “có” và “không” cũng như nghĩa của các cụm từ ngắn.

-Có thể bò trườn hoặc trốn xung quanh rất tốt.

-Có thể đứng trên đôi chân của mình trong vài giây, trước khi ngã phịch xuống. Có thể đi bộ với sự trợ giúp, nhưng có thể chưa đủ mạnh về trương lực cơ để đi trên đôi chân của bé.
Có thể nhẩy và múa theo nhịp. Âm nhạc là cách tốt nhất để xây dựng khả năng phối hợp, vận động, kiểm soát và thời gian. Hơn nữa đó cũng là điều mà bé thực.

  •  12 – 18 tháng

-Nhu cầu khám phá của bé biểu hiện một cách rõ rệt. Bé có một mong muốn mạnh mẽ hơn để đứng và cố gắng bước đi.

-Hầu hết các em bé bắt đầu biết đi lúc khoảng 14-15 tháng. Nhưng nhiều trường hợp có thể lâu hơn một chút và không biết đi cho tới tận lúc 16-17 tháng.

-Vốn từ tăng thêm một chút.
Bé cùng hợp tác như giang tay và nhấc chân khi mặc váy, có thể cầm thìa và bắt đầu tự ăn. Có thể cầm một cái bút chì và bắt đầu viết nguệch ngoạc.

-Có thể nhận ra mình trong gương. Thích thú nhận diện các đồ vật mà bé biết.

  •  18 – 24 tháng

-Đi bộ trở thành cách di chuyển chính. Cho đến cuối năm thứ hai, bé sẽ biết nhảy và chạy.

-Vốn từ được mở rộng đến khoảng 50 từ và đến lúc 24 tháng tuổi bé có thể nói cụm 2-3 từ cùng lúc. Bé có thể hiểu được trên 200 từ và làm theo các chỉ dẫn đơn giản.

-Đến 24 tháng, trẻ xác định được âm thanh ở tất cả các phía và thị lực phát triển toàn diện 20/20.

-Đến 24 tháng tuổi, vốn từ của trẻ là khoảng 50 từ nhưng có thể hiểu được trên 200 từ và làm theo những chỉ dẫn đơn giản.

Các mốc quan trọng không chỉ được sử dụng để xác định quá trình phát triển mà còn có thể được sử dụng để xác định các vấn đề của quá trình này. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng và sợ hãi quá mức khi con họ mất nhiều thời gian hơn để làm chủ một kỹ năng.

Điều quan trọng phải nhớ là mỗi đứa trẻ mỗi khác và việc đạt được các mốc quan trọng có thể khác nhau khoảng vài tháng. Một số trẻ bản thân chúng phát triển chậm hơn một cách tự nhiên và nhiều cháu khác còn được biết là bỏ qua tất cả các mốc phát triển. Chẳng có gì bất thường khi có những đứa trẻ chẳng bao giờ bò trườn, rồi bỗng nhiên một ngày chúng bắt đầu biết đi. Kéo dài thêm một hoặc hai tháng để đạt được mốc phát triển là không đáng kể và không cần phải ngăn chúng tiếp tục phát triển hoàn thiện bình thường.

Ví dụ, liệu bạn có thể phân biệt được sự phát triển khác biệt giữa hai đứa trẻ bốn tuổi, được sinh ra cách nhau 2 tháng? Thời điểm đạt mốc phát triển không phải là yếu tố chủ chốt, mà quan trọng hơn là sự tiến bộ và khao khát học hỏi và khám phá. Tất nhiên là chúng nên được khuyến khích động viên, nhưng không nên bị tạo áp lực.

Khi bé cảm thấy cần tóm lấy, ném đi, đi hoặc nói, bé sẽ thể hiện ra. Nếu bạn thấy sự khao khát học hỏi của con bạn không có tiến triển gì hoặc bé có biểu hiện tụt hậu đáng kể, bạn nên thảo luận những mối lo lắng của bạn với bác sĩ của mình.


Bài đăng nổi bật

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ cha mẹ cần lưu ý

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ hiện nay đang là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ . Bệnh gây tổn thương da dẫn tớ nhiễm trùng đặc biệt nếu kh...

Người theo dõi

Tags