Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ hiện nay đang là nỗi lo của rất
nhiều bậc cha mẹ . Bệnh gây tổn thương da dẫn tớ nhiễm trùng đặc biệt nếu không
phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ gây nên những hậu quả khó lường .
Một thống kê mới nhất của ngành da liễu thế giới về tình trạng
mắc bệnh hiện nay có tới 60% trẻ bị viêm da cơ địa những năm tháng đầu đời ,
30% gặp ở năm năm đầu và chỉ có 10% ở giai đoạn từ 6-20 tuổi . Đa phần là phát
hiện ở 2 tháng đầu, có tới 70% trẻ khỏi khi lớn lên trong đó số còn lại thì mắc
kéo dài dai dẳng .
1.Triệu chứng , biểu
hiện bệnh viêm va cơ địa
Bệnh biểu hiện bệnh cấp tính là khi đám da đỏ ranh giới
không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, da bị phù nề,
chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo
các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có
thể lan ra tay, thân mình. Bệnh nhân bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da
không phù nề, tiết dịch.
Nếu bệnh đã vào giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới
rõ, liken hoá, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều.
Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ,
gáy, cổ tay, cẳng chân.
Triệu chứng điển hình của bệnh đó là khô da, ban đỏ- ngứa tạo
thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa - gãi - ban đỏ -ngứa... Ngoài ra người bệnh còn
có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng,
hen. Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi, bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng
nang lông…có thể gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa. bệnh thường hay gặp ở các vị
trí như mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy,
mi mắt, cổ tay, mu bàn tay, mu bàn chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cho rằng khoảng 50% người
bệnh sẽ khỏi hẳn khi bước vào giai đoạn tuổi thiếu niên, cũng có người bệnh dai
dẳng đến tận tuổi trưởng thành, kéo theo các bệnh hen hoặc các bệnh dị ứng
khác. Khi mắc bệnh viêm da cơ địa người bệnh tránh chà xát, không gãi, nên đến
bệnh viện để được thăm khám và kê đơn, không nên tự ý sử dụng thuốc gia truyền,
thuốc truyền miệng để bôi, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Tùy theo từng lứa tuổi có những biểu hiện khác nhau nhưng chủ
yếu là 2 giai đoạn dưới đây :
•Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh ( khoảng thời gian dưới 2 tuổi )
Thường bệnh sẽ phát tác sau 3 tuần sau sinh với nhiều triệu
chứng như ngứa , xuất hiện các mụn nước đỏ dễ vở , xuất huyết đóng vảy có thể bội
nhiễm và nổi hạch cận sung to . Vị trí dễ gặp nhất là ở 2 má hoặc có thể ở da đầu
, trán , cổ , thân mình hoặc dưới các chi . Khi mà trẻ biết bò có thể xuất hiện
những vết thương ở nơi đầu gối .
Bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lến được 4-18 tháng tuổi
•Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em trên 2 tuổi
Ở giai đoạn này thì viêm da cơ địa nhũ nhi chuyển sang , hầu
hết các thương tổn gặp phải là những vết sần đỏ , da trở nên dày hơn bởi lớp sừng
, mụn nước lan tỏa theo cấp tính kèm theo những nhiễm khuẩn thứ phát . Một vị
trí hay gặp nhất là ở khóe , nếp gập khủy tay , mi mắt , ở cổ , cẳng tay …Trẻ
thường có biểu hiện suy dinh dưỡng và thường bị tổn thương khoảng 50% diện tích
da. Có 50% trẻ sẽ có thể tự khỏi bệnh .
2.Nguyên nhân gây
viêm da cơ địa ở trẻ em
Bệnh không phân biệt
nam nữ và có yếu tố di truyền rất cao. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh
viêm da cơ địa thì 60% con của họ khi sinh ra cũng có thể mắc căn bệnh này. Còn
nếu như cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt cộng với môi trường ô nhiễm khói bụi rồi các
bụi lên da cũng có thể khiến trẻ bị viêm da, trẻ mắc bệnh liên quan tới tụ cầu
trùng Staphylococus aureus. Hoặc trong cơ địa của trẻ có kháng thể IgE có thể
kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Hoặc do một số loại thức ăn có thể
gây dị ứng như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ…
Bệnh thường bùng phát vào mùa thu đông và giảm nhẹ vào mùa
hè, vì mùa đông trời lạnh trẻ hay được cha mẹ mặc ấm bằng đồ len, dạ, hay quần
áo len dạ của cha mẹ, thảm lót sàn, chăn đệm… cũng có thể khiến bệnh của trẻ
tăng nặng hơn.
Cụ thể hơn:
•Yếu tố di truyền
Do trong gia đình ,
dòng họ có người bị bệnh hoặc có tiền sử mắc các bệnh như hen, viêm mũi xoang,
dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mề đay. Có tới 60% người bị viêm da cơ địa sẽ
có con mắc bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80 con bị
bệnh.
•Yếu tố khiến bệnh khởi phát và nặng hơn
- Trẻ có thể bị dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản,
thịt bò, thịt gà...Khi không ăn những thức ăn gây dị ứng bệnh của trẻ sẽ giảm
đi rõ rệt.
- Bệnh hay tái phát và rất nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm
trùng, mọc răng, tiêm chủng, thay đổi khí hậu hay môi trường sống.
- Bệnh thường trở nên cấp tính những khi trẻ tiếp xúc với
lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ...
3.Cách chữa bệnh viêm
da cơ địa ở trẻ em
Khi người bệnh được chẩn đoán là viêm da cơ địa nên sử dụng
đồng thời sử dụng cả thuốc uống lẫn thuốc bôi. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa
có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng
ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải
thiện. Cha mẹ không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người
chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Điều trị viêm
da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người
bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính,
bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.
Đây là một bệnh có thể do ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền
nhưng cũng có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố từ môi trường tác động nên .
Để điều trị bệnh viêm da cơ địa cho trẻ, các bậc cha mẹ cần
cẩn trọng trong việc dùng thuốc, hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để có phác đồ điều
trị thích hợp cho trẻ. Một số thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em được sử dụng
như sau:
-Kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa:
Có nhiều loại kem, thuốc dưỡng ẩm như sữa làm dịu da
emollients (bôi, tắm toàn thân) 1-2 lần/ngày. Hoặc thuốc bôi dạng nước eosin
2%. Ngoài ra, còn có những loại kem dưỡng da khác như cetaphil, vaseline,
atopalm...tùy từng đặc điểm của viêm da cơ địa mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kem
an toàn cho trẻ.
Lưu ý: Nên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ hàng ngày để da luôn mềm
mại, giảm bớt tình trạng viêm da và ngứa.
-Thuốc mỡ steroid kết hợp kháng sinh
Có tác dụng chống viêm, hỗ trợ rối loạn da, bớt ngứa, bớt
đau...Hàm lượng thuốc được sử dụng với hàm lượng nhỏ nhất và thường được sử dụng
trong khoảng 1-2 tuần, không sử dụng lâu dài do những tác dụng phụ nguy hiểm.
Sau đó duy trì bôi thuốc mỡ tacrolimus và dưỡng ẩm thời gian dài để phòng bệnh
tái phát.
Kháng sinh trong thành phần của thuốc để chống nhiễm vi khuẩn
tụ cầu trong trường hợp bội nhiễm ở dạng bôi hoặc uống. Đối với thuốc bôi chỉ
bôi lớp mỏng, vừa đủ để thuốc thấm hết ở phần da bệnh.
Lưu ý: Thuốc được sản xuất với nhiều làm lượng khác nhau, với
trẻ em chỉ bôi thuốc hàm lượng thấp. Các bậc cha mẹ cần tuân thủ dùng thuốc
đúng với chỉ định của bác sĩ.
-Thuốc kháng histamin chống ngứa, chống dị ứng
Một số tên thuốc như promethazin hydroclorid, clorpheniramin
maleat, loratadin... nên chọn dạng bào chế dạng siro để trẻ dễ uống.
Lưu ý: Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em còn được điều chỉnh
theo lứa tuổi, do đó có cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh vì thế, các bậc
phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc.
4.Phòng tránh viêm da
cơ địa ở trẻ nhỏ
Theo chuyên trang sức khỏe dành cho trẻ KidsHealth (Mỹ),
viêm da cơ địa là một bệnh có yếu tố di truyền nên khó tránh khỏi việc bệnh có
thể khởi phát lúc nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát được các tác nhân
kích hoạt để ngăn ngừa bệnh bằng cách tránh các nguyên nhân có thể gây bệnh như
đã kể trên. Vì thế, các bậc phụ huynh nên lưu ý để trẻ tránh những yếu tố dưới
đây:
•Phấn hoa
•Bụi bặm
•Lông động vật
•Không khí ít độ ẩm
•Xà phòng nhiều chất tẩy rửa
•Các loại vải như len, dạ, dệt thô
•Một số sản phẩm chăm sóc da, nước hoa (đặc biệt là nước có
chứa cồn).
•Khói thuốc lá
•Một số thực phẩm (tùy từng cơ địa từng người, vì thế cần
theo dõi để loại trừ) như: trứng, sữa, các loại hạt.
•Không lạm dụng điều hòa.
•Khi mắc bệnh người bệnh cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm
rửa thay quần áo hàng ngày, tránh việc bụi bẩn làm bệnh nặng hơn. Nên ăn mặc
thoáng mát khi mùa hè, nóng ẩm, tránh việc mặc nhiều quần áo ra nhiều mồ hôi
gây nhiễm trùng, nếu là mùa đông thì không nên mặc các loại áo len lông ở bên
trong tiếp xúc với da, vì các chất liệu này dễ gây dị ứng cho da.
•Tránh làm trầy xước da khi đang bị viêm da cơ địa, bên cạnh
đó nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm, kem steroid tại chỗ, hoặc các loại thuốc
khác do bác sĩ kê toa.
•Giữ móng tay cắt ngắn, đeo găng tay trong khi ngủ vào ban
đêm, giữ ẩm da bằng kem bôi. Sử dụng thuốc mỡ, các loại kem, hoặc thuốc nước 2
– 3 lần trong ngày.
•Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây phản ứng dị ứng, chất
kích thích như len, dạ, không nên sử dụng xà phòng, hoặc chất tẩy rửa mạnh,
cũng như hóa chất và dung môi.
•Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột, gây đổ mồ
hôi, không nên sự dụng các loại mỹ phẩm sữa tắm khi đang bị bệnh viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa ở trẻ em gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe
của trẻ, nhưng chỉ cần phụ huynh cẩn trọng trong việc chăm sóc và theo chỉ định
của bác sĩ có thể kiểm soát được bệnh.